Tường trình và hình ảnh chuyến đi thăm Miền Tây 26-28/07/2013

6 giờ sáng thứ Sáu 26/07/2013 mọi người đã tập trung gần đủ ở một quán café cóc ở xéo cổng trường xưa (279 NTP), chỉ còn thiếu Lâm (lớp 09-Tuy Hòa) đang đi xe lửa vô, dọc đường báo rằng tàu về bến chậm 1 tiếng đồng hồ! Mọi người tranh thủ chụp hình, đủ các kiểu, hai người chung, rồi nữ chung, rồi cùng lớp chung ...

IMG 3899_R
Phan Ngọc Minh (lớp 09) từ Tam Kỳ (Quảng Nam) vô, đứng cạnh Phạm Thanh Danh (cùng lớp 09)

IMG 3903_R 

Lệ Hoa (lớp 03), Tuyết Sương (lớp 03), Ngọc Khoa (lớp 04-Bình Dương), Kim Khoa (vợ Thông), Khoắn (Lớp 12)

Sân trường sáng sớm còn vương mùi tinh mơ của ngày mới, hàng ghế đá không còn, nhưng hai cây phượng vẫn thủy chung vươn mình như chào đón cố nhân, làm ai nấy đều nao nao nhớ lại mấy mươi năm trước cùng học hành và sinh hoạt một thời gian khổ nơi đây.

7 giờ thì Lâm xuất hiện trên 1 chiếc xe máy chở sau lưng là con gái (Quỳnh Trang) vừa mới tốt nghiệp đại học. Mọi người nhanh chóng xếp vào hai hàng chụp một tấm hình trước lúc lên đường.

IMG 3913_R

Ngồi: Phạm Thái (06), Mười (10), Trí - Quảng Ngãi (03), Minh-Vũng Tàu (04), anh Hoàng C14 (chồng Khoắn), Quý Hoàng (01), Thông (05).

Đứng: Lâm-Tuy Hòa (09), Lệ Hoa (03), Khoa (Vợ Thông), Ngọc Khoa - Bình Dương (04), Khoắn (12), Tuyết Sương (03), Tiến (07), Hà (09), Trung Sơn (07), Minh-Tam Kỳ (09), Danh (09), anh Đạm (bạn của Nhỏ)

Xe chuyển bánh lúc khoảng 7g10, trên xe tiếng cười nói inh ỏi chẳng ai nhường ai, làm như thể chưa gặp nhau bao giờ vậy! Xe tiến ra đường Võ Văn Kiệt (đại lộ Đông-Tây) để đón Nhỏ (lớp 02) nhà ở quận 6. Nhỏ vừa lên đã báo cáo ngay: tao bị giật mất điện thoại di động rồi! Tao đang mở điện thoại xem tin nhắn thì có hai tên chạy xe hai bánh vọt ngang qua giật phăng! "Mở hàng" chuyến đi là một sự kiện không vui, nhưng không sao, hành trình đã định cứ thế mà đi!

Tiếp tục náo nhiệt nói chuyện, chọc ghẹo nhau suốt nên xe vào đường cao tốc Trung Lương hồi nào không hay. Những cánh đồng lúa trôi ngược lại vun vút, xe cộ qua mặt nhau ào ào, chẳng mấy chốc đã hết đường cao tốc, rẽ vào đường huyện Châu Thành (Tiền Giang) đi Vĩnh Long, sau đó dừng ở quán Minh Tâm để mọi người ăn sáng. Ngọc Khoa (Bình Dương) đã "đặt hàng" món hủ tiếu Mỹ Tho cả tuần trước qua email với bạn bè, nên bây giờ xe ghé "đúng tủ" Khoa rất hân hoan!

Đói bụng ăn gì cũng ngon huống gì là được ăn hủ tiếu trứ danh! Hãy cứ an thân mà "chén". Hồi xưa Phật Hoàng Trần Nhân Tông có dặn rằng:

                              " Ở đời mọi sự cứ tùy duyên
                                Hễ đói thì ăn, mệt nghĩ liền"

hạnh phúc đạt được thật đơn giản, khoan thai như thở và thật thà như đếm, thế nhưng để đạt được ứng xử đơn giản này hoàn toàn không dễ chút nào khi con người vẫn chưa chịu buông xả.

Tại quán, đoàn đã bắt liên lạc được với Trúc (lớp 07) cùng con trai từ Mỹ Tho ra, Trúc có tài làm thơ, cho nên đón được "thi sĩ" này đi thế nào cũng có một vài vần cảm tác!, và cũng đón được Phước (vợ của Quý Hoàng) do cô em sinh đôi chở đến bằng xe hai bánh gắn máy.

IMG 3917_R

Trúc (lớp 07) đứng thứ ba từ phải sang. Con trai Trúc ngồi ngoài cùng bên phải

Gần một tiếng sau khi rời quán xe đã qua cầu Mỹ Thuận, chuẩn bị đón Thế (lớp 02) cùng hai cô con gái. Thế ở Mỹ Tho nhưng đang công tác ở Đồng Tháp nên tạt qua Vĩnh Long chờ xe cho tiện. Đã hẹn nhau qua điện thoại di động bởi "thổ địa" Nhỏ (dân Vĩnh Long), vậy mà xe cũng "huốt" điểm hẹn một đoạn làm Thế và hai con phải bắt xe ôm chạy theo!! Ba cha con Thế lên xe là 27 người, chỉ còn 1 người nữa là Đỗ Quốc Thuấn (lớp 12) nhà ở Cần Thơ, xe chạy ngang sẽ đón. Cũng tương tự "ca" của Thế, xe khi vào Cần Thơ lại đón hụt Thuấn mặc dù hắn đã dặn chổ đón khá kỹ, hóa ra hắn ngồi tuốt trong quán chứ không ra lề đường chờ nên xe không  thấy!

Đón xong Thuấn xe bon nhanh qua cầu Cái Răng đi về hướng Nam, vượt qua vài thị trấn đông đúc, qua nhiều cầu to đẹp với những cái tên mộc mạc của đồng quê miền Nam:

               "Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No
               Anh có thương em thì sắm chiếc đò
               Để em qua lại mua cò gởi thơ...!"

Ở đời nhiều khi cái thiệt thà mộc mạc lại lôi cuốn người ta hơn là sự xa hoa, "trưởng giả học làm sang". Chẳng phải vậy sao mà quán "Cây Khế", "Cây Dừa", "Cầu Kinh" thường đông khách hơn "Thiên Vương Tửu quán", "Tứ Phương Đệ Nhất Quán"! Và những câu hát giao tình của đôi lứa thương nhau trong đêm trăng sáng miền quê Nam Bộ có phải là mãi mãi nằm trong tâm khảm của lòng người hay không?

" Hò....ơ..ơ...ơ !
Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụt
Ai dè giếng cạn nó hụt sợi dây
Qua tới đây không cưới được cô Hai mầy
Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trở vô!"

Trên xe vẫn ồn ào chọc ghẹo nhau, tiếu lâm nhất là biệt danh Hoàng 4 Gờ đã được đặt cho anh Hoàng (C14-chồng Khoắn) do cứ ngủ gà ngủ gật suốt trên xe, điều tra mới biết sáng nay do anh hồi hộp mong chờ chuyến đi nên thức dậy lúc 4 giờ, sớm quá không biết mần gì nên...mần ăn cho hết giờ, bởi vậy mỏi mệt quá cứ lên xe là ngủ ! Biệt danh 4 Gờ là như vậy!

Hồi sáng lúc xe chạy qua Vĩnh Long, Khánh (Cà Mau) đã điện cho Thông biết điểm dừng ăn trưa ( quán Thiên Hương, huyện Phụng Hiệp, Cần Thơ), sơ suất sao Thông quên báo lại lái xe vì nghĩ rằng đường xuôi về Cà Mau chỉ có một, cứ đi thế nào cũng qua Phụng Hiệp và sẽ tìm ra quán. Nhưng ôi thôi, xe đến đoạn ngã ba đi Phụng Hiệp đã thẳng đường đi Sóc Trăng mà không rẽ qua đường đi Phụng Hiệp! Tới chừng hỏi lại mọi người trên xe thì mới ngẩn người ra vì sai đường rồi! Mà cũng không thể quay xe lại vì đã đi quá xa, thôi đành đi tiếp đến Sóc Trăng rồi dừng ăn trưa vậy! Lại thêm một cú hụt thứ ba sau hai cú hụt trước (đón Thế và Thuấn). Không biết có phải do điềm xui "mở hàng": Nhỏ bị giật mất điện thoại không?

Nhưng cũng nhờ lộn đường mà cả đoàn khi ghé váo quán Hằng Ký ăn trưa đã gặp lại Phương Thị Hạnh (lớp 01C16), đang làm việc cho Cty Mía Đường Sóc Trăng, do Thông điện báo cho Hạnh biết.

Qua xứ Sóc Trăng này nhớ câu chuyện anh chàng nông dân nghèo chèo ghe đi đổi nước, vì ngày đó người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa có thể khoan giếng sâu như ngày nay, anh chàng lo miệt mài chuyện nước non, đến khi về thì ngậm ngùi thay: vợ đã bỏ theo trai!

" Đất Sóc Trăng quê mùa nước mặn
Tôi ra Vàm Tấn đổi nước về xài
Về nhà sau trước không ai
Hỏi ra em đã theo trai mất rồi!

 

IMG 3923_R

Hạnh ngồi nói chuyện với bạn cùng lớp năm xưa (Quý Hoàng), bên cạnh là Phạm Thanh Danh (lớp 09)

Bữa ăn chánh đầu tiên ở vùng đồng bằng Nam Bộ đã thấy xuất hiện các món đặc trưng như tép xào với rau bồn bồn, lẫu cá bông lau, cá chốt kho tộ..., ngon thì có ngon nhưng giá quá đắt, ở xứ lúa đầy đồng, cá đầy sông mà nồi lẫu đến 250.000đ / 1 nồi, cơm trắng đến 240.000đ cho 3 bàn ăn (gần bằng 15 kg gạo!); có lẽ quán thấy đoàn lạ nên đã "chặt" chăng? Kết thúc buổi trưa đã 1g30, mọi người chia tay Hạnh để lên xe để tiếp tục hành trình thăm "Đất Phương Nam".

IMG 3924_R

Chia tay Hạnh.

Trúc (07)_Khoắn (12)_Hạnh (01)_Khoa (04)_Sương (03)_Hoa (03)

Theo đề nghị của Khánh, xe chạy còn cách Cà Mau chừng 20 cây số thì rẽ vào thăm một nhà thờ lớn bên đường, đó là nhà thờ Tắc Sậy, thuộc huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu, thường được gọi một cách tôn kính là Nhà Thờ Cha Phăngxicô Xaviê Trương Bửu Diệp. Cha Diệp là Cha Xứ của nhà thờ này trong những năm 1930, đến năm 1946 thì bị giết trong loạn lạc của chiến tranh (chưa rõ bên nào giết). Nhà Thờ nổi tiếng linh thiêng "cầu được ước thấy".

IMG 3932_R

Nhà mồ Cha FX Trương Bửu Diệp trong khuôn viên nhà thờ Cha Diệp (Hộ Phòng-Bạc Liêu)

IMG 3938_R

Chụp hình lưu niệm trước nhà thờ Cha Diệp trước khi lên xe vô Cà Mau (còn cách CM 20 cây số)

Đến Cà Mau khoảng gần 6g chiều, một thành phố nhộn nhịp đông đúc. Đây là tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau, tỉnh cực nam Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trước năm 1975, đây là thị xã, có tên là Quản Long. Dân số khoảng 210.000 người, diện tích 250 cây số vuông. Dân cư đa số là người Việt, có khoảng 400 hộ người Hoa, 300 hộ người Khmer. Tỉnh Cà Mau ngoài TP cà Mau ra còn có 8 huyện : Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Trần Văn Thời, Thới Bình, và U Minh. Giao thông có quốc lộ 1A, các tỉnh lộ nối với các huyện, đặc biệt đường thủy rất tiện lợi, nối liền tất cả các vùng xa xôi nhất trong tỉnh. Món ăn có nhiều đặc sản vùng rừng tràm ngập nước như gỏi nhộng ong, chuột đồng chiên sả ớt, cá lóc nướng trui, dưa bồn bồn..., và không thế thiếu cháo cá trê rau đắng:

"Rau đắng nấu với cá trê
Ai về đất mũi thì "mê" không về!

Xe đến khách sạn 2 sao Hải Châu trên đường Hùng Vương, đối diện khu thương mại sầm uất của Cà Mau. Mọi người nhận phòng rất nhanh chóng, cứ hai người một phòng theo danh sách đã phổ biến, một lát sau đã trở xuống đầy đủ để lên xe đến điểm hẹn họp mặt đêm nay.

Nhà Hàng Phố Xa thật ra không xa lắm, nằm trên Quốc Lộ 1 A đường Cà Mau đi Năm Căn. Mọi người đến nơi trời còn sáng dù đã hoàng hôn, một bàn tiệc dài đã được sắp sẵn, Thông nhanh chóng rút ra một băng-rôn "Họp Mặt cựu SV C16 đại học TCKT TP.HCM", ngày tháng đã có, chỉ còn thiếu hai chữ "Cà Mau", nhờ đã mang theo sẵn nên hai chữ này cũng đã được nhanh chóng dán vô. Dây kẽm cũng có mang theo nên chỉ mấy phút sau băng-rôn đã được căng lên trên thân của một hàng chuối, trông khá bắt mắt!

2013 07_26_Ca_Mau_Hop_Mat_C16_NH_Pho_Xa_1_Khanh_chup

Họp mặt tối 26/07/2013 tại nhà hàng Phố Xa (Cà Mau)

Đồ ăn thức uống được mang lên, tiếng cười nói và cụng ly mới đầu râm ran, sau ồn ào và rồi náo nhiệt. Thật vui gặp lại Huỳnh Văn Sơn (lớp 09) hiện là PGĐ Cty Xăng Dầu Cà Mau sau 16 năm kể từ ngày họp mặt toàn khóa C16 lần thứ nhất (1997); có người trong đoàn 30 năm mới gặp lại Sơn, đó chính là Phan Ngọc Minh (Tam Kỳ), cùng lớp 09 với Sơn. Thời gian trôi ghê thật, nói chuyện 30 năm mới gặp lại mà ngỡ mới chục năm! Vậy thì một cuộc đời làm việc 35 – 37 năm của một nam sinh viên tốt nghiệp ra trường khoảng 23-25 tuổi cũng đã sắp chạm đích về hưu ở tuổi 60 rồi! Nữ cựu sinh viên còn về hưu sớm hơn nam đến 5 năm!

Mọi người nâng ly chúc mừng gặp nhau. Chỉ thiếu đại diện lớp 11 nữa là đủ 12 lớp của C16.

IMG 3959_R

Từ trái sang: Mười (10)_Minh(04_Vũng Tàu)_Minh (09_Tam Kỳ)_Nhỏ (02)_Thái(06)_Lâm (09_Tuy Hòa)_Sơn (09-Cà Mau)_Thế (02_Mỹ Tho)_Thông (05)_Khánh (08_Cà Mau)_Sơn (07)_Quý Hoàng (01)_Anh Hoàng (C14)_Tiến (07)_Thuấn (12_Cần Thơ)_Anh Đạm (bạn của Nhỏ)

Một bất ngờ nữa: Bùi Tấn Thi (lớp 10) ở tận Diên Khánh (Khánh Hòa) đang đi công tác Cà Mau cùng với phái đoàn lãnh đạo huyện, bắt liên lạc được với Khánh đã có mặt tại buổi họp mặt Cà Mau này. Thi có mặt làm lớp 10 tăng lên thành 2 người ngoài Nguyễn Văn Mười.

IMG 3960_R

Bùi Tấn Thi (lớp 10) đứng ngoài cùng bên trái, Huỳnh Văn Sơn (lớp 09) thứ ba, Nguyễn Trung Sơn (lớp 07) mặc áo thun nâu đứng kế Bùi Nguyên Khánh (lơp 08-"chủ nhà"), anh Hoàng C14 kế Sơn, và người mang mắt kiếng là Đỗ Quốc Thuấn (lơp 12-Cần Thơ)

IMG 3962_R

Nhỏ (lớp 02), Minh (lớp 09-Tam Kỳ - Quảng Nam), Thi (lớp 10-Diên Khánh-Khánh Hòa), Sơn (lớp 09-Cà Mau), Lâm (lớp 09 Tuy Hòa-Phú Yên)... hội ngộ tại Cà Mau sau hơn 30 năm!

Chúc tụng nhau đã đời, các món ăn dân dã hấp dẫn cũng đã vơi ( tôm luộc, cua hầm, rắn trụng ăn với bông súng nướng, lẫu chim nấu với chanh muối) , bụng đã căng vì bia nên "màn một" đến đây tạm dừng để "màn hai" xuất hiện, đó là màn giao lưu văn nghệ ca cổ (cải lương). Trước lúc mở màn chương trình giao lưu văn nghệ ca cổ (cải lương) Thông thay mặt đoàn thân tặng Khánh (Cà Mau) một quà Lưu Niệm của chuyến đi để cảm ơn Khánh đã nhiệt tình đón tiếp đoàn trong chặng dừng chân đầu tiên của cuộc hành trình. Tiếp đó Nhỏ cũng thân tặng Huỳnh Văn Sơn ( Cà Mau) một quà lưu niệm tương tự để cảm ơn Sơn đã cùng với Khánh tổ chức tiệc họp mặt rất thân ái hôm nay.

2013 07_25_Qua_tang_luu_niem_chuyen_di_tham_Mien_Tay_cua_C16_R

Quà tặng kỷ niệm chuyến đi, có dòng chữ "Nghĩa tình và gắn kết", khẩu hiệu hoạt động của cựu SV C16 và cũng là lòng mong muốn của toàn khóa.

IMG 3987_R

Khánh (08C16-Cà Mau) có vài lời phát biểu sau lúc nhận quà tặng lưu niệm

IMG 3993_R

Huỳnh Văn Sơn (lớp 09-Cà Mau) nhận quà lưu niệm của chuyến đi.

Đến đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cà Mau nói riêng mà không nhắc đến ca nhạc cải lương là một thiếu sót. Có thể nói cải lương đã thấm vào tâm hồn của mọi người dân vùng đồng quê sông nước này. Cải lương bắt đầu từ bài "Dạ cổ hoài lang" (đêm nghe tiếng trống nhớ chồng) mỗi câu 2 nhịp, của nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Bạc Liêu) viết năm 1920, mặc dù vở cải lương đầu tiên được công diễn tại đất Sài Gòn Gia Định là vào năm 1916. Năm 1922 vở cải lương Kim Vân Kiều đã gặt hái thành công sâu đậm trong lòng công chúng, từ đó cải lương đã để lại những cái tên nổi danh đình đám một thời như Bảy Nam, Bảy Hiền, Út Trà Ôn, và gần đây Minh Vương, Minh Phụng, Kim Tử Long...

Mở đầu chương trình văn nghệ của cuộc họp mặt C16 tại Cà Mau, cô ca sĩ địa phương hát 2 bài "tân cổ giao duyên", nghe cũng được nhưng chưa thấy ấn tượng gì lắm. Đến phần giao lưu, anh Hoàng (C14-chồng Khoắn lớp 12) đã lên hát bài "Tình anh bán chiếu" của soạn giả Viễn Châu. Nếu hỏi giới mộ điệu cải lương miền Nam bài nào đi sâu vào lòng khán giả nhất, câu trả lời sẽ là bài "Tình anh bán chiếu". Thật vậy, hiếm có bài hát nào đã hơn 50 năm trôi qua nhưng vẫn được thính giả lưu lại trong lòng một cảm tình đặc biệt đến như vậy. Tại đồng bằng sông Cửu Long có thể bắt gặp đâu đó hình ảnh ghe chiếu Cà Mau từ giọng hát của một thanh niên hay một cụ già luống tuổi. Nhiều chuyện tình đẹp cũng được khởi nguồn qua nhạc phẩm trên. Chính những "hiệu ứng" đặc biệt đó, "tình anh bán chiếu" đã trở nên bất hủ.

Không cần phải "tằng hắng" lấy giọng, Anh Hoàng cầm micro cất lên câu hò xa xôi man mác:

Hò ơ ơ ơ ơ... chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm
Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu
Chiếu này tôi chẳng bán đâu
Tìm cô không gặp
Hò ơ ơ ơ ơ... tìm cô không gặp, tôi gối đầu mỗi đêm

rồi đi vào nhịp vọng cổ suông sẻ, ngọt ngào:

"Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào bên bờ kinh Ngã Bảy, sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra... chào. Cửa vườn cô đã khóa kín tự hôm nào. Tôi vác đôi chiếu bông từ dưới ghe lên xóm rẫy, chiếc sáo nhuộm bùn đã lấm tấm giọt mồ hôi. Nhà của cô sau trước - vắng tanh trong gió lạnh buổi chiều đông, bỗng có ai dạo lên tiếng nguyệt cầm như gieo vào lòng tôi một nỗi buồn thê thảm"

Phải nói rằng giọng hát của anh Hoàng rất truyền cảm, làm mọi người ngạc nhiên ngưỡng mộ, chưa kể bài dài như vậy mà anh nhớ đủ không bị bí đoạn nào, quả là có tài văn nghệ! Một lát sau anh lại "lên sân khấu" làm tiếp bài "Võ Đông Sơ-Bạch Thu Hà", lại là một bài "kinh điển" của cải lương, cũng mùi không kém bài "tình anh bán chiếu".

Lời nhạc dạo đầu

"Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi
Đường dài mịt mùng em không đến nơi.
Mây nước buồn cơn lửa binh
Hết kể chuyện chung tình
Khóc than riêng em một mình"

và đi vào vọng cổ:

"Trời ơi bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà..."

Nghe bài này nhiều nhưng không mấy người biết Võ Đông Sơ chính là con của Hoài Quốc Công Võ Tánh, vị tướng nổi tiếng của chúa Nguyễn Ánh. Võ Tánh đã tự thiêu tại thành Bình Định năm 1801 để bảo toàn mạng sống cho quân binh trước sức tấn công áp đảo của nghĩa quân nhà Tây Sơn. Bạch Thu Hà là con gái quan tổng trấn Tây Thành (Chân Lạp cũ). Võ Đông Sơ-Bạch Thu Hà là câu chuyện tình có thật đã được soạn giả Viễn Châu viết thành cải lương làm rơi nuớc mắt nhiều người.

Không thua kém phu quân, Khoắn đã xung phong lên hát bài "Chuyện tình Lan và Điệp", một bài cải lương cũng phổ biến ở miền Nam. Chuyện tình Lan và Điệp có gốc từ chuyện "Tắt lửa lòng" (1933) của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Năm 1936 sọan giả Trần Hữu Trang chuyển thể thành vở cải lương " Lan và Điệp". Đầu thập niên 1940, soạn giả Viễn Châu đã viết chuyện tình này vào bài vọng cổ "hoa rơi cửa Phật", được Mộng Tuyền, Út Bạch Lan ca rất thành công.

IMG 3994_R

Anh Hoàng cùng bà xã (Khoắn-12C16) đang thả hồn trình bày bài vọng cổ "Võ Đông Sơ-Bạch Thu Hà"

Buổi giao lưu ca nhạc cải lương của C16 tại Cà Mau sẽ thiếu đi phần mặn mà nếu không có MC Nguyễn Hồng Thế (lớp 02) , người giới thiệu và tham gia hát một vài bài ngắn làm cho không khí sôi động lên trước lúc "ca sĩ" chánh lên "sân khấu".

Thật tiếc một chuyện, đó là trước khi đi chuyến này khoảng 2 tuần Thông đã đề nghị mọi người tập dợt vở hài kịch ngắn "Tây Du Ký" (vì đây là chuyến đi về Miền Tây của C16!), vai đã được phân rõ như sau:

- Đường Tăng                          : Quý Hoàng (lớp 01)

- Tôn Ngộ Không                      : Anh Hoàng (C14)

- Trư Bát Giới                           : Mười (lớp 10)

- Sa Tăng                                : Khánh (lớp 08)

- Các yêu nữ động Bàn Tơ         : Lệ Hoa (lớp 03), Khoắn (lớp 12) ...

Nhưng do bận quá không ai có thể theo kế hoạch này được, chứ nếu không giờ đây thầy trò Đường Tăng có thể diễn vở "Tề Thiên đại náo động Bàn Tơ" ngay tại buổi văn nghệ này thì vui biết mấy!

Xen giữa các bài hát là những tiếng vỗ tay, tiếng các ly bia chạm nhau lách cách và tiếng hô "một hai ba...dzô!!" hoành tráng, nhóm này hô và uống xong, nhóm khác hô to hơn như để khẳng định đẳng cấp "lưu linh" của mình! Mãi đến hơn 21g30 buổi tiệc mới thưa dần và tàn khoảng gần 22g. Mọi người bắt tay nhau ra về, Khánh tranh thủ phổ biến " ai đi nữa thì theo tui!", nhưng về đến khách sạn chỉ có một nhóm nhỏ tiếp tục đi nữa, còn đa số lên phòng nghĩ vì đi cả ngày đường cộng với...nhậu đến khuya đã khá mệt, cần giữ sức để sáng mai còn đi thăm U Minh.

                                                                  ***

Sáng Thứ Bảy 27/07 mọi người thức dậy ăn sáng tại khách sạn xong, trả phòng khoảng 7g, nai nịt chỉnh tề chờ lên xe đi thăm U Minh, bổng nhiên Tuyết Sương (lớp 03) ngồi chổ bàn café của khách sạn báo mất cái ba lô hành lý mà Sương vẫn để sát bên mình từ sáng đến giờ. Mọi người nháo nhác đổ xô đi tìm, mà tìm đâu nữa, nó mất tiêu rồi. Có anh nhanh chân chạy vô chổ tiếp tân của khách sạn yêu cầu điện báo cho một đoàn khách mới vừa rời khách sạn xem họ có cầm nhầm không? Không có! Đa số đều bình luận "mất rồi!", có khi do tên lừa đảo nào đó mặc đồ bảnh bao giả vờ vô khách sạn, thấy giỏ túi của ai hớ hênh là lấy trộm. Sương im lặng chấp nhận "của đi thay người", Trí (lớp 03-Quảng Ngãi) nhanh chóng mở lời hào hiệp: "để chiều về tui dẫn bà đi sốp-ping sắm lại đồ." Mười xóa tan nỗi căng thằng bằng lời bông đùa: "lát nữa vô rừng U Minh tui kiếm lá rừng kết cho Sương "bộ đồ sinh thái "!!

Nấn ná nữa cũng không giải quyết được gì nên mọi người quyết định cứ đi U Minh theo kế hoạch, Thế (lớp 02) lên xe tiến về hàng ghế chót, thấy Thuấn (lớp 12) đang ôm trong bụng một ba lô màu đỏ nên nói " mày mang ba lô xuống để trong thùng xe đi cho rộng chổ ngồi", Thuấn đưa ba lô cho Thế mang ra cửa để xuống xe, bổng Sương ngồi gần đó nói " ba lô của tui đây rồi!". Hóa ra Thuấn nhà ta bỏ ba lô của mình chổ bàn café của khách sạn, ôm nhầm ba lô của Sương lên xe tự nãy giờ mà không hề biết. Vậy là "châu về hiệp phố" rất bất ngờ. Lại những lời bình luận thêm mắm dặm muối làm cả xe cười vang trời: thằng Thuấn số nó còn may, chớ nó mà mang ba lô này về nhà, vợ mở ra phát hiện toàn đồ nữ thì "chết cửa tứ ", không thể thanh minh thanh nga gì được!

IMG 4001_R

Chuẩn bị lên xe rời khách sạn đi thăm rừng U Minh

U Minh nói ở đây là U Minh Hạ, cách Cà Mau khoảng 70 cây số, để phân biệt với U Minh Thượng thuộc Kiên Giang, hai U Minh này được phân cách bởi dòng sông Trẹm. Hồi trước 30/04/1975, khoảng năm 1971, có quyển tiểu thuyết "Bên dòng sông Trẹm" rất ăn khách của tác giả Dương Hà, kể về một chuyện tình éo le, gay cấn, bi thương trong khung cảnh làng quê Thới Bình (Cà Mau) gây xúc động trong lòng người đọc. Hồi đó đọc chỉ tưởng tượng ra trong đầu chớ có ngờ đâu có ngày đi ngang cầu bắc qua sông Trẹm nước chảy trong xanh.

Đi chục cây số nữa thì đến Cái Tàu, địa danh nổi tiếng với trại giam phạm nhân lớn nhất nhì nước, xe rẽ vào một đường nhỏ trồng đầy chuối và tràm hai bên, nhiều đoạn Quý Hoàng phải xuống xe bợ buồng chuối, còn Thông thì kéo cành tràm thì xe mới qua được, nên lại xuất hiện biệt danh: Hoàng Bợ, Thông Kéo !!

Để thay đổi không khí, Thông lấy ra một quà lưu niệm của chuyến đi cho mọi người bốc thăm may mắn, kết quả rơi vào Lâm (09-Tuy Hòa), quả là ông trời có mắt, Lâm 2 lần tham gia đi thăm bạn bè C16 (năm ngoái đi ra miền Trung, năm nay đi vào Miền Nam) nên lần này trúng thưởng rất "hợp tình hợp lý"!

IMG 4002_R

Trên xe từ Cà Mau đi U Minh Hạ.

Thanh Trúc (07-Mỹ Tho)_Ngọc Khoa (04_Bình Dương)_Tuyết Sương (03)_Lệ Hoa (03)_Bà Xã Khánh (08)_Bà Xã Thông (05) vv...

IMG 4008_R

Nhiều đọan người phải xuống để xe bò rất chậm qua cầu hẹp.

IMG 4009_R

Người dân ở U Minh di chuyển chủ yếu bằng xuồng máy, thường được gọi là vỏ lãi.

IMG 4016_R

Hai bên đường vô U Minh trồng nhiều chuối

Tới nơi, một cái tên khá dài:" Vườn sưu tập động thực vật hệ sinh thái rừng tràm" do Cty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Lâm Nghiệp U Minh Hạ quản lý. Mọi người túa ra chụp hình, kẻ lấy cần đi câu cá, người đi sâu vào rừng tràm trên các cầu nhỏ bằng bê tông, dọc đường đi thấy nhiều chú khỉ sống thành từng bầy trên ngọn cây, chuyền từ cành này sàng cành khác rất tài. Khác với khỉ ở khu du lịch Cần Giờ (Sài Gòn) dạn dĩ, thích giật dọc và lông lá xác xơ, khỉ ở đây lông mượt, hiền hoà và dễ thương hơn.

IMG 4031_R

Đi bộ sâu vào rừng tràm

IMG 4032_R

Ba cha con Thế (lớp 02) đi câu cá

IMG 4048_R

Gặp nhau giữa rừng tràm.

Ngồi: Thuấn (12)_Anh Hoàng (C14)_Tiến (07)

Đứng: Trúc (07)_Phước (Vợ Quý Hoàng)_Quý Hoàng (01)_Trung Sơn (07)_Khoắn (12)_Khoa (Vợ Thông)_Khánh (08)

Nhà văn Di Li đã mô tả rất đặc sắc về vùng đất U Minh Hạ trong tạp bút "Rừng U Minh Hạ nơi con lươn cũng thành tinh" (01/05/2013) như sau:

"U Minh Hạ lắm chuyện ly kỳ, rùng rợn từ thuở người đi mở đất phương Nam. Mặc dù con cọp cuối cùng đã biến mất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long từ lâu, cá sấu cũng không còn vắt vẻo trên bờ dưới sình như xưa nữa, nhưng U Minh Hạ vẫn còn đó những câu chuyện rùng rợn về rắn khổng lồ nặng hàng tạ, dài cả chục mét. Ở miền rừng, dường như con gì cũng thành tinh. Đến giống lươn hiền lành cũng nặng tới... 2kg, mình to bằng cổ tay, da trơn nhẵn bóng. Chuột đồng ngót hơn ký thịt, không rõ đã sống lâu bao nhiêu tuổi, người yếu bóng vía chẳng dám ăn. Có đoàn tình nguyện viên quốc tế đến U Minh Hạ vài ngày, khi về bị con muỗi rừng đốt sưng vù cả mặt, vết cắn u to bằng quả mận, bầm đen lại như quả táo Tàu, vài tháng sau vẫn còn vết thâm. Xưa đã có câu ca dao về vùng đất này:

"Cà Mau là xứ quê mùa
Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu".

Xứ này ưa nói "mút mùa lệ thủy", "quăng nguyên con", "chơi tới sáng" nên cũng có những cụm từ tự an ủi lúc thương đau: "có sao đâu", "nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ"...

Trở lại câu chuyện C16 thăm U Minh: Khoảng hơn 11giờ mọi người lục tục từ trong các ngã đường rừng tràm kéo về quán chòi, nơi đã dọn sẵn 3 mâm với các món ăn của vùng ngập nước Nam Bộ, bia bọt đã lên sẵn trên bàn, dưới chân còn mấy thùng chờ đợi...

IMG 4065_R

Ăn trưa trong chòi giữa rừng U Minh. Vừa đói vừa đồ ăn ngon cộng khung cảnh lạ, tổng hợp thành hai từ " quá đã"!

IMG 4077_R

Nhỏ (02) và anh Hoàng (C14) giao lưu rượu thuốc. Rượu cạn ly, uống say lòng còn nhớ...

đời không có rượu thì còn gì vui nữa. Thi sĩ Vũ Hoàng Chương từng than rằng:

"Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi vui với ai"

Đó là thi sĩ thậm xưng quá, chứ thật ra có vắng em nhưng bình còn đầy rượu là đủ giải cạn tình sầu rồi. Ai ở miền Tây đều có biết bài vè "Mười ly" mô tả hình ảnh đệ tử lưu linh thăng hoa qua những cung bậc của thần men:

"Một ly nhâm nhi tình bạn
Hai ly giải cạn tình sầu
Ba ly mủi chảy đầy râu
Bốn ly nằm đâu gục đó
Năm ly cho chó ăn chè
Sáu ly ai nói nấy nghe
Bảy ly le le lội nước
Tám ly chân bước chân quỳ
Chín ly còn gì mà kể
Mười ly khiêng để xuống xuồng!"

Buổi nhậu trưa U Minh chưa thật tàn cuộc đã phải kết thúc vì chiều còn phải về Cần Thơ cho kịp vì đã hẹn với các bạn bên đó. Mọi người thu dọn lên xe.

IMG 4084_R

Chụp hình lưu niệm trước lúc lên xe rời U Minh Hạ.

Ngồi: Minh (09-Tam Kỳ)_Thái (06)_Quý Hoàng (01)_Thuấn (12_Cần Thơ)_Anh Hoàng (C14)_Minh (04-Vũng Tàu)_Mười (10)_Nhỏ (02)_Hà (09)

Đứng: Phước (Vợ Quý Hoàng)_Tiến (07)_Danh (09)_Anh Đạm (bạn Nhỏ)_Khánh (08_Cà Mau)_Ánh (vợ Khánh)_Trúc (07_Mỹ Tho)_Khoa (04_Bình Dương)_Sơn (07)_Lâm (09_Tuy Hòa)_Cháu Trang (con Lâm)_Khoa (vợ Thông)_Con trai Trúc_Thông (05).

Rời U Minh xe lại lọc cọc trên còn đường nhỏ với hai bên đầy chuối và tràm, vượt qua những chiếc cầu bé, bỏ lại sau lừng dòng sông Trẹm hiền hoà để về lại Cà Mau. Xe ghé vào công ty của Khánh dừng một chút cho mọi người nghĩ ngơi. Đây là Cty cổ phần thủy sản Cà Mau (Seaprimexco) do Khánh (lớp 08) làm Tổng Giám Đốc. Công ty được thành lập 1976, hiện nay số lượng công nhân khoảng 1600 người, sản lượng khoảng 6000 tấn thủy sản / năm, được xuất khâu đi Mỹ , Nhật, Châu Âu, Canada, Hàn Quốc, Úc...Doanh thu trên 50 triệu USD / năm.

Thăm Cty của Khánh chừng 15 phút cho biết, mọi người tiếp tục lên đường rời Cà Mau đi Cần Thơ, lúc này đã 3g chiều. Cần phải có mặt ở Cần Thơ 6g nên xe chuyển sang đi hướng Phụng Hiệp thay vì đi hướng Sóc Trăng. Đường đi vắng xe, hai bên là những cánh đồng xanh mát mắt trồng lúa và các cây hoa màu khác, đem lại một cảm nhận thanh bình về một vùng đất trù phú của Miền Tây. Bài ca "hát về cây lúa hôm nay" một thời vang lên ở những đêm văn nghệ sinh viên giảng đường đại học Tài chính Kế toán năm xưa bổng dưng trở về:

"Tôi hát bài ca ngợi ca cây lúa
Và người trồng lúa cho quê hương
Quê hương ơi có gì đẹp hơn thế
Bông lúa hẹn hò những mùa gặt
Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt
Ngày mai bắt đầu từ hôm nay
...
Từ bàn tay xưa cấy trong gió bấc
Chân lội bùn sâu dưới trời mưa phùn
Từ đôi vai xưa kéo cày thay trâu..."

Xe chạy ngang quán Thiên Hương, quán mà đoàn đã "bỏ" do chạy lạc đường từ Cần Thơ qua Sóc Trăng trưa hôm qua, nhìn quán bình dân với mái tranh và bàn ghế đơn giản bổng thấy tội nghiệp chủ quán quá, hôm qua chắc chủ quán mừng lắm vì 30 người sẽ ghé vào ăn theo các món đã đặt, nhưng rồi họ đã không ghé!

Đường Phụng Hiệp-Cần Thơ đang được nhà nước tu bổ, mở rộng với số vốn bỏ ra khoảng 1800 tỷ đồng (tương đương 90 triệu đô-la Mỹ) nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao và giảm bớt tai nạn giao thông trên quốc lộ 1, cuối năm 2015 công trình sẽ hoàn thành. Hy vọng sẽ có ngày trở lại trên con đường này to hơn, đẹp hơn.

Xe chạy như đua với thời gian, chỉ nghĩ có một chổ cho bà con xả hơi, còn lại là phóng một mạch qua nhiều cầu, nhiều thị trấn..., cuối cùng đã về đến khách sạn Xuân Khánh (Cần Thơ) đúng giờ (6giờ chiều). Mọi người xuống xe vào làm thủ tục nhận phòng, bổng đâu xuất hiện một "ông già" da sạm nắng, gầy, tóc đã bạc nhiều chạy lại bắt tay nói:

- mày hả Thông? mày bây giờ khác quá tao nhìn không ra!

Thông giật mình nhìn, trời ơi Lê Văn Phi (lớp 01) đây mà! Một sinh viên trắng trẻo, đẹp trai năm nào ở 279NTP vậy mà bây giờ: một bác nông dân già nua, hóp má, bạc đầu, quả là một phận người cùng sự thay đổi của thời gian!. Được biết sau ngày ra trường 1983 Phi về quê nhà làm việc cho Phòng Tài Chánh huyện Tam Bình (tỉnh Vĩnh Long), đụng chạm sao đó với lãnh đạo, Phi rất thẳng tính nên đã bỏ về làm dân sau chỉ khoảng gần 1 năm làm việc, từ đó đến nay gần 30 năm Phi đã chọn mảnh ruộng góc vườn làm kế sinh nhai. Hôm nay Phi từ Tam Bình chạy xe gắn máy qua Cần Thơ hơn 15 cây số để gặp lại bàn bè xưa một thời chung nhau gian khó.

C16 ở Cần Thơ có Lê Thị Thu Thủy (lớp 02), Nguyễn Năng Trí (lớp 03), Nguyễn Kim Hoàng (lớp 04), anh Lê Văn Dần (lớp 05 lúc đầu, đến năm thứ ba chuyển qua lớp 04), Lý Kim Hiệp (lớp 06), và Đỗ Quốc Thuấn (lớp 12-nhân vật "ôm nhầm" ba-lô của Tuyết Sương ở Cà Mau như đã kể trên đây). Có mặt tại buổi họp mặt đêm nay 27/07/2013 ở nhà hàng Xuân Khánh (bên bờ một nhánh sông Hậu ) có Trí, anh Dần, Kim Hiệp và Thuấn.

Khi ra đến nhà hàng đã thấy Thế, anh Dần và ba người mới từ Sài Gòn xuống chiều nay, đó là Trần Thái Thanh, Cao Văn Năm và Võ Thanh Hiệp (đều cùng lớp 06). Thanh, Năm, Hiệp do bận việc không thể theo đoàn từ đầu đi Cà Mau nên đã mua vé xe đò đi từ Sài Gòn xuống Cần Thơ để tham gia cuộc họp mặt tại "Tây Đô". Vợ chồng Khánh (lớp 08) đã đi xe riêng lên Cần Thơ có mặt trong buổi họp mặt này. Vợ chồng Lương Quốc Trung (lớp 07) cũng chạy xe Honda từ Cao Lãnh qua.

Biểu ngữ "Họp mặt Cựu SV C16 Đại Học TCKT TPHCM" đã nhanh chóng được giăng lên sau khi thay 2 chữ "Cà Mau" bằng "Cần Thơ". Mọi người ngồi vào bàn, bia bọt cùng mồi màng được mang ra, tiếng cười nói và nâng ly chúc mừng nhau ồn ào như "ong vỡ tổ"! Bây giờ đã thấy công thức toán đại số được học hồi cấp 2 là đúng: "các phân số chỉ có thể cộng lại với nhau được khi có cùng mẫu số": C16 ở khắp nơi kể cả ở nước ngoài đều có thể ngồi với nhau rất vui vẻ thân ái nhờ đã từng là bạn bè học chung một mái trường 279 NTP mấy chục năm về trước. Người lạ (khác mẫu số) giả sử có ngồi chung vào cũng khó mà có chuyện nói cho hòa nhập được, muốn hòa nhập phải tiến hành " hóa đồng mẫu số", cả một quá trình chứ không thể ngày một ngày hai mà xong!

Tối nay ngoài Lê Văn Phi (lớp 01) hơn 30 năm mới gặp lại, mọi người còn được "tái ngộ" Lý Kim Hiệp (lớp 06) cũng cỡ 16 năm mới gặp lại kể từ hồi đại hội họp mặt toàn khóa C16 lần thứ nhất (1997). Kim Hiệp quê ở Cần Thơ, từ hồi ra trường đến giờ về Cần Thơ làm, ít có dịp gặp lại bạn bè cũ. Bẳng đi nhiều năm bây giờ Kim Hiệp phải nói là trông trẻ ra, đẹp hơn xưa!

Đến phần chụp hình lưu niệm, từng lớp đã lên đứng dưới câu khẩu hiệu, đông nhất là lớp 06 với 5 người, ít nhất là lớp 08 với 1 người (Khánh), và lớp 10 cũng với 1 người (Mười). Dù ít hay nhiều ai cũng được dịp nhớ lại thời thanh niên của mình nên trông ai nấy đều vui tươi. Chụp từng lớp xong đến chụp hình dâu rễ của C16 cùng phu quân / phu nhân!

Giữa buổi họp mặt Thông và Hà đã thay mặt đoàn C16 thăm Miền Tây tặng anh Dần và Lê Văn Phi món quà lưu niệm bằng thủy tinh có dòng chữ "C16-Nghĩa tình và gắn kết" như đã tặng Khánh và Sơn ở Cà Mau.

IMG 4100_R

Đứng: Lâm (09-Tuy Hòa)_Anh Hoàng (C14-chồng Khoắn)_Khánh (08-Cà Mau)_Thái (06)_Tiến (07)_Thuấn (12-Cần Thơ)_Phi (01-Vĩnh Long)_Thế (02_Mỹ Tho)_Thông (05).

Ngồi: Ánh (vợ Khánh)_Khoắn (12)_Nhỏ (02)_Thanh (06)_Anh Dần (05)_Minh (04-Vũng Tàu)_Trung (07_Cao Lãnh)_Trí (03-Quảng Ngãi)_Danh (09) Minh (09_Tam Kỳ)_Quý Hoàng (01)_Phi (01_Vĩnh Long)_Thông (05)_Mười (10)_Sơn (07).

IMG 4099_R

Kể từ ngày ra trường 03 / 1983, hơn 30 năm mới gặp lại Lê Văn Phi (lớp 01C16) !

IMG 4109_R

Lệ Hoa (03)_Thanh (06)_Trúc (07-Mỹ Tho)_Nhỏ (02)_Lý Kim Hiệp (06-Cần Thơ)_Ngọc Khoa (04_Bình Dương)_Anh Dần (05-Cần Thơ)_Năm (06)_Tuyết Sương (03)_Khoa (C17-Vợ Thông)

Can Tho_Lop_01_IMG_4118_R

Lớp 01(đứng): Lê Văn Phi (Vĩnh Long)_Nguyễn Quý Hoàng (Sài Gòn)

Can Tho_Lop_02_IMG_4117_R

Lớp 02 (đứng): Nguyễn Hồng Thế (Mỹ Tho)_Chung Nghĩa Nhỏ (Sài Gòn)

Can Tho_Lop_03_IMG_4115_R 

Lớp 03 (đứng): Thượng Văn Trí (Quảng Ngãi)_Dương Lệ Hoa (Sài Gòn)_Nguyễn Thị Tuyết Sương (Sài Gòn)_Nguyễn Năng Trí (Cần Thơ)

Can Tho_Lop_04_IMG_4116_R

Lớp 04 (đứng): Sử Văn Minh (Vũng Tàu)_Lê Thị Ngọc Khoa (Bình Dương)_Lê Văn Dần (Cần Thơ)

Can Tho_Lop_05_IMG_4120_R

Lớp 05 (đứng): Trần Văn Thông (Sài Gòn)_Lê Văn Dần (Cần Thơ)

Can Tho_Lop_06_IMG_4111_R

Lớp 06 (đứng): Võ Thanh Hiệp (Sài Gòn)_Phạm Thái (Sài Gòn)_Trần Thái Thanh (Sài Gòn)_Lý Kim Hiệp (Cần Thơ)_Cao Văn Năm (Sài Gòn)

Can Tho_Lop_07_IMG_4113_R

Lớp 07 (đứng): Nguyễn Hữu Tiến (Sài Gòn)_Nguyễn Thanh Trúc (Mỹ Tho)_Lương Quốc Trung (Cao Lãnh)_Nguyễn Trung Sơn (Sài Gòn)

Can Tho_Lop_08_IMG_4122_R

Lớp 08 (đứng): Bùi Nguyên Khánh (Cà Mau)

Can Tho_Lop_09_IMG_4112_R

Lớp 09 (đứng): Trần Minh Hà (Sài Gòn)_Hoàng Thanh Lâm (Tuy Hòa)_Phan Ngọc Minh (Tam Kỳ)_Phạm Thanh Danh (Sài Gòn)

Can Tho_Lop_10_IMG_4121_R

Lớp 10 (đứng): Nguyễn Văn Mười (Sài Gòn)

Can Tho_Lop_12_IMG_4119_R

Lớp 12 (đứng): Đỗ Quốc Thuấn (Cần Thơ)_Thái Thị Khoắn (Sài Gòn)

IMG 4138_R

Các cặp vợ chồng (chồng đứng sau lưng vợ)

a.Hoàng (14)+ Khoắn; Khánh (08)+ Ánh (vợ Khánh); Thông (05)+Khoa (vợ Thông); Trung (07)+ vợ; Quý Hoàng (01)+Phước (vợ Hoàng)

IMG 4149_R

Anh Dần (04) bày tỏ tình cảm thân mến với trưởng đoàn Thông sau khi được tặng quà lưu niệm của đoàn C16 đi thăm Miền Tây.

IMG 4156_R

Phi (01), người bạn hơn 30 năm mới gặp lại, cũng được tặng 1 quà lưu niệm.

Khoảng 21g thì phần ăn uống tạm kết thúc, chuyển sang phần ca hát. Một dàn Karaoke đã được các nhân viên nhà hàng nhanh chóng dọn ra. Mọi người nhanh chân đăng ký bài, chẳng mấy chốc các dãy số hiện lên lớp lớp trên màn hình. Thế đảm nhiệm làm MC. Mở đầu chương trình, Minh (04_Vũng Tàu) hát bài "Thu ca", một bài hát tiền chiến trữ tình đã được "ca sĩ" Minh thể hiện khá đậm đà, kết quả : 100 điểm !! Tiếp đó Quý Hoàng, Trung Sơn, rồi anh Dần, rồi cả MC Thế cũng tham gia. Ban Tổ Chức quyết định khuyến khích phong trào bằng cách treo giải thưởng: 1 quà lưu niệm cho ai hát cao điểm nhất đêm nay (100 điểm). Nhiều người chọn bài ruột, cố gắng hát cho to, tròn vành rõ chữ mong giật giải, nhưng chưa ai đạt được 100 điểm hết! Đã 22 giờ rồi nên Ban Tổ Chức xin ý mọi người kết thúc buổi tiệc để nhà hàng còn đóng cửa dọn dẹp. Ý kiến phù hợp nên đã được đồng ý ngay.

Bổng đâu có một người "lạ" xuất hiện, ô hay, chính là Trần Quang Trung (lớp 09), Trung học đến năm thứ 2 thì bỏ đại học TCKT thi vào đại học Y Dược, hiện là bác sĩ, giảng viên của trường đại học Y Dược TPHCM. Nhưng làm sao Trung lại có mặt chổ này? Chuyện kể lại "khó tin nhưng có thật": Trung xuống Cần Thơ đi giảng dạy ngắn ngày, ở đúng khách sạn Xuân Khánh nơi đoàn C16 thăm Miền Tây ở, lúc vừa kết thúc hát Karaoke, Danh (lớp 09) trở về chổ sân trước khách sạn thấy "thằng nào quen quen" sao cứ nhìn mình. Nấn ná vài giây Danh nhận ra thằng bạn học chung 279 NTP năm xưa nên lao đến bắt tay:

- mày phải không Trung?

- đúng rồi, tao Trung đây, mày là Danh phải không?

Vụ gặp bất ngờ này thật là hy hữu so với việc gặp lại Lê Văn Phi, vì dù sao Phi cũng được Thông báo trước ngày giờ địa điểm gặp nhau ở Cần Thơ, còn Trần Quang Trung hoàn toàn do " hữu duyên thiên lý năng tương ngộ"! Danh dẫn Trung xuống chổ mọi người còn đứng sau khi hết Karaoke để "ra mắt", thế là bia bọt lại được rót ra cụng ly mừng hội ngộ bất ngờ giờ chót!

IMG 4162_R

Quý Hoàng (01) đang hát Karaoke

IMG 4174_R Anh Dần cũng say đắm thả hồn thể hiện một bài hát về Tây Nguyên của nhạc sĩ Nguyễn Cường

IMG 4175_R

MC Thế tranh thủ làm một bài làm khán giả thức giấc!

IMG 4179_R

Ánh (vợ Khánh) quyết tâm giật giải thưởng "người hát Karaoke cao điểm nhất"

IMG 4184_R

Trần Quang Trung (ngoài cùng bên trái) đứng với những người cùng lớp 09 năm xưa

Buổi họp mặt Cần Thơ kết thúc khoảng 22g15, mọi người đa số trở về phòng nghĩ ngơi để mai còn về Long An. Một nhóm anh em rủ nhau đi ăn phở/ hủ tiếu vì từ chiều đến giờ chỉ uống chớ có ăn được bao nhiêu đâu!

                                         ***

Sáng 28/07 mọi người thức dậy thư thả ăn sáng vì đường về Long An không xa mấy. Nơi ăn sáng là nhà hàng cạnh bờ sông có phong cảnh thật hữu tình: sóng nước vỗ nhấp nhô, xa xa những con tàu nhỏ đưa khách du lịch thăm những vườn cây xanh tốt, không khí mát mẻ tinh khiết của một ngày mới làm lòng người rộn lên một niềm vui yêu đời. Ăn xong còn được tà tà uống cà phê ngắm sóng bên bạn bè nữa, có thua gì cảnh bên sông Danube đâu! Bài hát "Les flots due Danube " (Sóng nước biếc) chợt vọng về trong màn khói mỏng trên sông Hậu:

"Một dòng sông sâu,
                            cuồn cuộn sóng,
                                                  trôi về nơi đâu
Gió
          đưa buồm nâu,
                             mang tâm hồn vào cõi mơ hồ...
Sóng lớp lớp, sóng lớp lớp, sóng đem nguồn vui
Đang chơi vơi, đang chơi vơi sóng lan mọi nơi
Khi đau thương, khi yêu đương thiết tha vô vàn
Sóng dâng trong lòng ta mơ màng
Yêu nàng thiếu nữ ven sông hiền hòa
Yêu vì đôi mắt em không hoen mờ
Cho lòng ta nhớ bâng khuâng mong chờ
Cho dòng sông xanh lại trôi lững lờ..."

 

Thật là lạ: nhìn sóng nước phải vui cớ sao bài hát "Sóng nước biếc" hơi man mác buồn, mà bài thơ "Hoàng Hạc Lâu" của Thôi Hiệu đời Đường bên Tàu cũng chẳng vui:

"Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu"
"Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai"
                                 (Tản Đà dịch)

Uống cà phê ngắm sóng nhánh sông Hậu dù còn bịn rịn luyến lưu rồi cũng phải kết thúc, mọi người lên xe rời Cần Thơ lúc 8g30 trực chỉ Long An, đường đi chỉ độ hơn 2g30 phút nên không lo trễ hẹn. Trên đường đi Độ (lớp 02), người "chủ xị" buổi họp mặt Long An thỉnh thoảng cứ sốt ruột điện thoại hỏi tới đâu rồi, mấy người? Thông trả lời là còn 24 người vì Nhỏ cùng anh Đạm (bạn Nhỏ) và 3 cha con Thế sẽ xuống xe ở Vĩnh Long, sau đó 2 mẹ con Trúc sẽ xuống Trung Lương (Mỹ Tho). Để làm "nóng" không khí, Sử Văn Minh (lớp 04-Vũng Tàu) đã phát động cả xe hát bài "nối vòng tay lớn" của Trịnh Công Sơn, sau đó Mình làm "mát" không khí bằng 2 bài đơn ca " Ngày mai rồi mình cũng già" của Vũ Thành An, và "Tình cầm" của Phạm Duy phổ nhạc từ thơ của Hoàng Cầm,  2 bài Minh hát "mát" đến nỗi mọi người gần ngủ hết! nên Mười mới lái qua kể chuyện tiếu lâm nói về mấy anh có máu dê mê các em đẹp, ai dè đó là hàng Diêm Vương khuyến mãi. Tiếp bước chủ đề "dê", Thế kể câu chuyện một chàng dê đực bị bỏ đói 1 tuần để được thí nghiệm bởi 2 giáo sư dinh dưỡng học và tình dục học: khi mở chuồng ra chàng dê sẽ chọn thứ nào: một máng đồ ăn ngon hay một nàng dê cái? Kết quả nó đã chọn nàng dê cái mặc dù đói rã rời gần chết! Giáo sư tình dục học được nước huênh hoang: "thấy chưa?, tôi đã bảo rồi, trên đời quí nhất là tình dục mà".

Để có bằng chứng thuyết phục hơn, 2 giáo sư quyết định thử nghiệm ở mức độ nặng đô hơn: chàng dê đực bị bỏ đói 2 tuần, lúc mở chuồng ra nó sẽ chọn đồ ăn hay nàng dê cái? Lần này nó chọn đồ ăn. Giáo sư dinh dưỡng học thắng thế la lên " chưa? Không thể bỏ ăn được! Dinh dưỡng là tối cần thiết!". Một người giám sát cuộc thí nghiệm tiến đến hỏi chàng dê đực tại sao lại chọn khác với lần trước? Dê đực liếm mép sau khi ăn hết máng đồ ăn ung dung vuốt râu trả lời:" con dê cái đó là con cũ lần trước dùng rồi, ngu gì dùng nữa!"

Mọi người phá lên cười tán thưởng câu chuyện lý thú về giống đực mà Thế vừa kể. Mười nhân dịp này "tổng kết" luôn bằng câu chuyện "đại ngôn": đàn bà cũng như ổ khóa, nếu chìa nào cũng mở được thì đó là ổ khóa dỏm; đàn ông cũng như chìa khóa, chìa khóa mà mở được bất cứ ổ khóa nào thì đó là "chìa khóa vạn năng"!!

Sắp đến Long An, còn một việc làm luôn cho vui đó là bốc thăm may mắn món quà lưu niệm của chuyến đi, kết quả Khoắn (lớp 12) đã trúng. Có tiếng ai bình luận: Khoắn mà trúng (đỏ bạc) coi chừng sẽ gặp hạn (đen tình), dám đúng lắm vì anh Hoàng (C14-chồng Khoắn) khá hào hoa văn nghệ!

Đúng 12 giờ trưa xe rẽ vào khu hồ Khánh Hậu, một nhà hàng lớn, khá đẹp với các chòi riêng biệt nép mình bên các bụi cây xanh nhìn ra một mặt hồ yên lặng.

Gặp Nguyễn Trọng Độ (lớp 02) đã đứng đợi tự bao giờ! Những cái bắt tay mừng vui bên những khuôn mặt hân hoan "bao nhiêu năm mới gặp lại", dòng chảy của thời gian đã làm xiêu bạt bạn bè tứ phương, nên có kẻ nhớ tên nhưng có người quên mất, không sao, lát nữa ngồi với nhau bên ly rượu nhắc lại hoài niệm xưa thời còn sinh viên là sẽ nhận ra nhau thôi. Riêng Độ, bạn bè C16 khó quên cái dáng lãng mạn, ôm cây đàn ghi-ta cũ đứng hát trong đêm lạnh căm trên lầu 6 của ký túc xá 279 NTP năm 1980; gió càng lạnh giọng ca của Độ càng thấm đẫm nỗi ly tan của tình yêu trong ca khúc "Niệm khúc cuối" (Ngô Thụy Miên), làm các chàng sinh viên gầy gò cơm áo đứng quanh nghe tê tái những ca từ thổn thức:

"Dù cho mưa, tôi xin đưa em, đến cuối cuộc đời
Dù cho mây, hay cho bão tố có kéo qua đây
Dù có gió, có gió lạnh đầy, có lá buồn gầy
Dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em...

Mà hồi đó có "em" nào đâu! Định nhen nhóm làm quen các em C17 thì bao nhiêu chuyện xen vào: đi lao động Bời Lời (Tây Ninh), đi làm sổ thuế nông nghiệp Miền Tây, đi trồng cây xa lộ, và ngập tràn bài vở, hết toán quy họach tuyến tính, đến kinh tế chính trị, triết học Mác-Lê Nin, rồi các môn học nghiệp vụ tài chính kế toán ngành, rồi thi, thi lại..., cho nên nào có dám "đèo bòng". Chiều chiều cứ kéo nhau ra ngồi băng ghế đá sân trước của 279 NTP, đốt thuốc, nghe những bài hát xa xôi diệu vợi "Người đi xây hồ Kẻ Gỗ", "Nhịp cầu nối những bờ vui" mà bác Bân (phòng Hành chính) rộng lòng mở nhạc thật to mỗi ngày.

Nhưng hơn 30 năm sau, nhờ sắp xếp của Độ, các anh C16 đã gặp lại các em cựu sinh viên C17 tại buổi họp mặt Long An này, đó là: Anh Phương, đang công tác tại Sở Tài Chính, Phương là vợ của Đào Ngọc Sáng (lớp 06C16), Kim Hương, Thủy, Trong và Thái, cả 4 đều công tác tại Cục Thuế Long An. Thời gian trôi qua làm sao không lớn, không già, nhưng trong con mắt của các anh C16 thì C17 vẫn trẻ trung như hồi xưa và xinh xắn thì còn hơn hồi xưa!

Long An ngoài Độ (lớp 02) còn có Thủy, Nguyễn Việt Thủy (lớp 01), mấy bữa truớc Thủy báo bận nhưng hôm nay khi đến mọi người đã thấy Thủy khá mượt mà, quần áo chỉnh tề đón bạn bè, bắt tay từng người. Thủy giờ sống bằng nghề bán vé số như hắn tự giới thiệu, nhưng thật ra hắn là Phó Giám Đốc Cty Xổ Số Long An. Và có Nguyễn Văn Năm (lớp 03) nữa, nghệ danh "Năm lò rèn", sinh sống ở Đức Hòa, sáng nay nhận được điện của Thông từ Cần Thơ báo cho biết cuộc họp mặt hiếm có này, Năm đã ba chân bốn cẳng chạy liền, bỏ luôn bữa đám giỗ kế bên nhà!

Rồi Thế (lớp 02) cũng đã "mạnh dạn" bỏ đám tiệc ở nhà Nhỏ (lớp 02) ở Vĩnh Long phóng một mạch lên Long An, kịp cầm micro làm MC, khá muộn, nhưng "dù muộn cũng phải nói với nhau":

"Những dòng sông đã lâu
không ra được biển rộng...
Và những được mất riêng
đời người ai cũng có
Hãy cho nhau tình yêu
Hãy thương nhau thật nhiều.."
         (Đi qua vùng cỏ non - Nhạc Trần Long Ẩn) 

Cuộc hội ngộ thật phấn khích với nhiều đợt bia nâng lên hạ xuống và rượu chế ra rót vô (rượu lấy từ trong bình sứ mà Nhỏ mang theo suốt chuyến đi, gặp đâu "chơi" đó !), nhưng cũng tạm dừng vài phút cho Thông hoàn thành việc trao học bổng 5 triệu đồng trích từ Quỹ C16 giúp cháu Huỳnh Gia Bình , con của Huỳnh Ngọc Thanh (08C16), Thanh đã mất gần 10 năm trước vì bệnh, hiện cháu Bình đang học năm cuối của Đại học Công nghiệp Long An, gia cảnh khó khăn vì mẹ là công chức mà phải nuôi hai con đang tuổi học sinh. Ngoài ra một phần hỗ trợ đặc biệt 5 triệu đồng nữa cho cháu Bình đến từ bạn Đỗ Minh Sen (11C16) hiện sống ở Bỉ. Sen theo dõi tin tức C16 qua mạng, biết được hoàn cảnh của gia đình cháu nên đã gởi tiền về nhờ đoàn đi Miền Tây của C16 trao cho gia đình cháu hôm nay. Tấm lòng bè bạn gần xa thật đáng quí, một cánh tay đưa ra giúp cho con của bạn mình vượt qua khó khăn để về đích thành người hữu dụng chẳng phải là một niềm hạnh phúc của chính người cho hay sao? Đạt đến tầm cỡ "để gió cuốn đi" như mấy lời ca trong nhạc Trịnh Công Sơn thì chắc chưa dám, nhưng nếu ai cũng chỉ cần "có một tấm lòng" thì thế gian này đẹp lên biết bao nhiêu

"Sống trong đời sống phải có một tấm lòng
Để làm gì em có biết không?
Để gió cuốn đi...
Để gió cuốn đi.."

Xong phần trao học bổng và hỗ trợ cho cháu Bình đến tiết mục chụp hình lưu niệm. Đầu tiên ưu ái là cựu SV C17, hôm nay có mặt 6 người , 5 người như đã kể trên và Khoa (vợ của Thông), còn thiếu Nỉ (vợ của Độ), nhưng hôm nay Nỉ bận việc nhà không ra được.

Kế tiếp ưu tiên là cho các anh C16 ở Miền Trung vượt đường xa vào tận Miền Tây đi chơi! được chụp chung với C16 + C17 Long An. Đến phần C16 "chung chung" , biết chụp sao cho khác Cà Mau, Cần Thơ bây giờ? Cuối cùng bổn cũ cũng sọan lại thôi: một lần chụp 4 lớp, 3 lần đủ 12 lớp, đạt cả 3 trong 1: đủ, nhanh, gọn !

Rượu vào thì lời ra, ông bà đã dạy, do đó nhiều người đã hăng hái lên hát Karaoke từ dàn máy do nhà hàng đặt sẵn ngay chổ tiệc. Hát những bài gì thì bây giờ chẳng nhớ, chỉ nhớ rằng ca sĩ rất dạn dĩ và luôn thả hồn thể hiện tài năng.

Nhạc dừng vài phút, Thông phát biểu cảm ơn thịnh tình đón tiếp đoàn của Độ, và không biết gì hơn chỉ thay mặt đoàn tặng Độ món quà nhỏ lưu niệm "Kỷ niệm chuyến thăm Miền Tây của C16 –nghĩa tình và gắn kết". Món quà tương tự đã được tặng cho C17 mà Thái (Cục thuế Long An) đại diện lên nhận, mong rằng tình cảm bạn bè đồng môn giữa cựu sinh viên C16 – C17 sẽ mãi tốt đẹp.

Buổi họp mặt cũng đã bất ngờ được sự tham dự của anh Cao Văn Tạo, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Long An, rất vui vẻ hòa đồng với mọi người. Anh Tạo đã phát biểu cảm ơn cuộc họp mặt của C16 đã có nhã ý diễn ra tại Long An và xin mời C16 có nhiều dịp trở lại thăm Long An nữa. Thay mặt BLL cựu SV C16 ĐH TCKT TPHCM Thông phát biểu cảm ơn và rất vui nhận lời mời của anh Tạo.

Thời gian trôi không gì nhanh bằng lúc nhậu, mới khai mạc hồi 12giờ trưa, chưa đâu vào đâu giờ đã 3 giờ chiều, phải về chứ không nấn ná được nên Thông đành phải ca bài "cuộc vui nào cũng phải tàn..."

Mọi người bắt tay nhau, ghi số điện thoại của nhau, chúc nhau vui khoẻ và hẹn gặp lại, xong kéo ra khoảng sân rộng chụp chung tấm hình lưu niệm toàn thể, ai nấy đều tươi tắn, sau lưng là mảng cây lá xanh tươi...

IMG 4193_R

Lâm (03-Tuy Hòa)_Minh (09_Tam Kỳ)_Thông (05)_Thủy (01)_Mười (10)_Độ (02)_Hà (09)_Thanh (06)_Hiệp (06)_Năm (06)_Trí (03_Quảng Ngãi)

IMG 4213_R

Trao học bổng của khoá và tài trợ của Minh Sen (11C16) cho cháu Gia Bình, con của Thanh (08C16).

Phương (vợ Thanh)_Cháu Kim Bình (con gái Phương)_Cháu Gia Bình (con trai Phương)

IMG 4218_R

C17: Anh Phương_Trong_Thái_Thủy_Hương_Khoa

IMG 4220_R

Các anh C16 từ Miền Trung vô được ưu tiên chụp hình với Long An

Phương (C17)_Hương (C17)_Trong (C17)_Năm (03_Long An)_Trí (03_Quảng Ngãi)_Lâm (09_Tuy Hòa)_Thủy (01_Long An)_Độ (02_Long An)_Minh (09_Tam Kỳ)_Thái (C7)_Thủy (C17)

IMG 4221_R

C16: các lớp 01-02-03-04

Trí (03)_Độ (02)_Quý Hoàng (01)_Ngọc Khoa (04)_Thủy (01)_Tuyết Sương (03)_Lệ Hoa (03)_Năm (03)_Minh (04)

IMG 4222_R

C16: các lớp 05-06-07-08:

Thái (06)_Thông (05)_Sơn (07)_Thanh (06)_Tiến (07)_Hiệp (06)

IMG 4223_R

C16: các lớp 09-10-12

Lâm (09)_Mười (10)_Hà (09)_Khoắn (12)_Minh (09)_Danh (09)

IMG 4224_R

Dâu rể C16:

Anh Phương (vợ Đào Ngọc Sáng-06C16)_Vợ chồng Quý Hoàng (01C16)_Vợ chồng anh Hoàng (C14) và Khoắn (12C16)_Vợ chồng Thông (05C16) _Khoa (C17)_Phương (vợ Thanh 08C16)

IMG 4229_R

Lê Thị Trong (C17-Long An) song ca cùng Trần Minh Hà (C16_TPHCM)

IMG 4231_R

Anh Tạo (Cục Trưởng cục Thuế Long An)_Thông_Độ_Thủy_Thế_Năm

 IMG 4239_R

Một góc quang cảnh buổi họp mặt Long An

IMG 4245_R

Độ (Chủ xị tiệc họp mặt Long An) nhận quà lưu niệm của đòan

 IMG 4249_R

Thái (C17) phát biểu sau lúc nhận quà lưu niệm của C16

 IMG 4254_R

MC Thế "làm việc" dù còn vài phút nữa là kết thúc cuộc hội ngộ.

IMG 4262_R

Chụp hình lưu niệm tại khoảng sân rộng hồ Khánh Hậu (Long An) trước lúc tạm biệt.

Lên xe vẫy tay chào tạm biệt Long An... Về đến cổng trường 279 NTP Sài Gòn lúc 5g15 chiều.

Chuyến đi thăm Miền Tây của C16 đã hoàn thành, Cà Mau-Cần Thơ-Long An đã ghi dấu ân tình bè bạn. " Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ có tình người là còn ở lại"

Vâng, tiền tài, danh vọng rồi cũng sẽ đến ngày kết thúc, chỉ có tình người là còn mãi, để thôi thúc những cuộc lên đường tìm nhau.

Hẹn gặp lại năm sau trong chuyến đi thăm Tây Nguyên!

 

Trần Thông tường trình

Sài Gòn
17/08/2013

Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận!

Bạn đang ở trang: Trang chủ Sáng tác Văn Tường trình và hình ảnh chuyến đi thăm Miền Tây 26-28/07/2013